Lễ hội tại Hà Nam

Hà Nam không chỉ nổi tiếng với nền văn hiến lâu đời, khung cảnh sơn thủy hữu tình, lại nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh đẹp, mà còn nổi tiếng bởi vô số lễ hội truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc. Tham gia lễ hội tại Hà Nam, du khách không chỉ được hòa mình vào bầu không khí sôi động, vui tươi của lễ hội, mà còn có cơ hội tìm hiểu văn hóa, tín ngưỡng đặc sắc của vùng đất này. 

Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số lễ hội độc đáo tại Hà Nam nhé! 

1. Lễ hội đền Lảnh Giang 

Thời gian: 18 - 25 tháng 6 âm lịch và 25 tháng 8 âm lịch

Địa điểm: thôn Yên Lạc, xã Mộc, Duy Tiên, Hà Nam
 

Lễ hội đền Lảnh Giang là một trong số những lễ hội truyền thống nổi tiếng tại Hà Nam. Đền Lảnh Giang là nơi thờ Tam vị Đại Vương (ba vị tướng thời Hùng Vương) và công chúa Tiên Dung, Chử Đồng Tử. Hàng năm, cứ vào mỗi kỳ tháng 6 và tháng 8, người dân trong vùng lại tổ chức lễ hội nhằm tưởng nhớ công lao của các vị tướng, cũng như cầu mong mưa thuận gió hòa, thần linh che chở trước các thiên tai, bão lũ. 

Vào ngày diễn ra lễ hội người dân tổ chức trồng kiệu và kéo cơ than ở trước cửa đền, sau đó làm lễ cáo kỵ. Vào ngày chính hội sẽ tổ chức lễ rượu kiệu xung quanh đền và tới ngày cuối hội sẽ làm lễ tạ, hạ cờ. Bên cạnh các nghi lễ thánh, còn có những hoạt động hấp dẫn như múa lân, múa rồng, hát chầu văn, chiếu chèo, võ vật, đánh tổ tôm, thổi cơm, chọi gà, đi cầu khỉ, đầu cờ người,...

2. Lễ hội đền Bà Đanh 

Thời gian:
tháng 2 âm lịch

Địa điểm: chùa Bà Đanh, thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, Kim Bảng, Hà Nam

Đền Bà Đanh (Chùa Bà Đanh), là nơi thờ Pháp Vũ, một trong bốn vị thần Tứ Pháp. Lễ hội tổ chức nhằm cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống nhân dân ấm no, hạnh phúc. 

Lễ hội ngày nay vẫn giữ nguyên các nghi thức truyền thống cùng nhiều trò chơi dân gian như kéo co, cờ người, đua thuyền,... Năm 2019, lễ hội chùa Bà Đanh được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

3. Lễ hội đền Trần Thương 

Địa điểm tổ chức:
Đền Trần Thương, xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam

Thời gian: 18 – 20/8  âm lịch
 

Đền Trần Thương là nơi thờ Đức Thánh Trần (anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo). 

Lễ hội đền Trần Thương được tổ chức nhằm tưởng nhớ công ơn Đức Thánh Trần cùng những vị anh hùng dân tộc đã có công trong cuộc chiến chống quân Mông Nguyên thế kỳ XIII.

Lễ hội diễn ra trong 3 ngày. Trong ngày chính diễn ra lễ hội diễn ra các hoạt động tế lễ như lễ rước cờ, rước kiệu, dâng hương, được thực hiện bởi những người cao tuổi trong làng. Bên cạnh đó, lễ hội cũng tổ chức các trò chơi hấp dẫn như ổ tôm, đi cầu kiều, đập niêu, cờ tướng, ... thu hút đông đảo du khách tham gia.

4. Hội làng Gừa 

Địa điểm: Làng Gừa, xã Liêm Thuận, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam

Thời gian: 4/1  âm lịch
 

Nhắc đến những lễ hội truyền thống tại Hà Nam thì không thể bỏ qua hội làng Gừa. Hội làng Gừa được tổ chức vào ngày mùng 4 tháng Giêng âm lịch hàng năm, với hai phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm tế lễ và lễ rước xách được thực hiện bởi những người có chức sắc trong làng. Sau khi phần lễ kết thúc sẽ đến phần hội với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn, thể hiện tinh thần thượng võ như cướp cầu, đánh vật, đánh du, chém mía,... Đến tối, lễ hội còn có rất nhiều tiết mục chèo tuồng hấp dẫn phục vụ bà con. 

Đặc biệt, tại hội làng Gừa, phần thi cướp cầu là phần thi thu hút đông đảo người tham gia nhất. Trò chơi diễn ra vào giờ Tỵ, đội nào giành chiến thắng sẽ được vào cung hồi trống và được cầu ước rất linh thiêng. 

5. Lễ hội Đền Trúc 

Thời gian: ngày 6 tháng 2 - 10 tháng 2 âm lịch

Địa điểm: thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn, Kim Bảng, Hà Nam
 

Hội đền Trúc còn được gọi là hội Quyển Sơn, là lễ hội lớn trong năm, thu hút đông đảo du khách thập phương về trẩy hội. Lễ hội được tổ chức rộng khắp từ đền Trúc tới ven núi Cấm, chùa Thi. 

Vào sáng sớm ngày 6/2 các đoàn rước kiệu tới cửa sân đình Trúc để làm lễ dâng hương, sau đó làm tế lễ do người có chức sắc trong làng thực hiện. Sau khi kết thúc nghi tế lễ sẽ diễn ra các trò chơi hấp dẫn như chọi gà, cờ người, kéo co, đấu vật, đập niêu, ... Trong đó ấn tượng nhất là đua thuyền và múa hát dậm. 

6. Lễ hội làng Dâu 

Địa điểm tổ chức: Làng Mỹ Đôi, thuộc xã An Mỹ, huyện Bình Lục. tỉnh Hà Nam

Thời gian: 15 tháng 2 âm lịch 
 

Lễ hội làng Dâu là lễ hội nổi tiếng bậc nhất tại Hà Nam, thể hiện lòng biết ơn tới ba vị anh hùng có công trong cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc Minh. 

Lễ hội Hà Nam làng Dâu gồm hai phần chính. Phần thứ nhất là phần thi nuôi lợn to béo và sạch, làm bánh dày, thi trồng mía và trồng các loại trái cây để làm lễ vật. Phần thứ hai của lễ hội là phần thao được bắt đầu vào giờ Tý ngày 14/2, sẽ sử dụng thịt lợn, bánh dày và nước mía cho quân ăn uống. 

Lễ hội diễn ra trong không khí vui tươi, nhộn nhịp, là cơ hội để du khách về vui chơi, khám phá văn hóa, tín ngưỡng của vùng đất Hà Nam. 

Với những lợi thế của mình, Hà Nam đang dần trở thành điểm sáng du lịch tại khu vực miền Bắc nói riêng và cả nước nói chung. 

Để chuyến du lịch Hà Nam của bạn thêm phần trọn vẹn, du khách nên chọn những địa điểm lưu trú uy tín, giao thông thuận tiện như Tiến Lộc Palace. Tọa lạc ngay trung tâm thành phố Phủ Lý, nằm trên tuyến Quốc lộ 1A, từ Tiến Lộc Palace Hotel, du khách có thể dễ dàng di chuyển tới các địa điểm du lịch cũng như các lễ hội trên địa bàn tỉnh. Lựa chọn lưu trú tại Tiến Lộc Palace, du khách có cơ hội trải nghiệm nhiều dịch vụ tiện ích chất lượng, đẳng cấp, hứa hẹn đem đến cho bạn nhiều trải nghiệm đáng nhớ tại vùng đất Hà Nam xinh đẹp.