Khám Phá Chùa Tam Chúc Hà Nam – Lễ hội Xuân Chùa Tam Chúc

Khu du lịch chùa Tam Chúc hiện nay đang được xem là một trong những khu du lịch lựa chọn hàng đầu cho những chuyến du xuân. Chùa Tam Chúc ngoài hấp dẫn với khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời và công trình kiến trúc đặc sắc thì đây còn là điểm du lịch tâm linh bậc nhất tại Việt Nam. Chùa Tam Chúc là một trong những ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, là sự kết hợp giữa khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng với tâm linh cùng nhiều dịch vụ khác. Trong tương lai, Chùa Tam Chúc Hà Nam sẽ là một trong mắt xích lớn của tuyến du lịch tâm linh lớn nhất Việt Nam khi kết hợp với Chùa Hương(Hà Nội) và Chùa Bái Đính(Ninh Bình).
 

Chùa Tam Chúc được xây dựng gắn liền với Hồ Tam Chúc, chiếm 144 héc – ta trong tổng số diện tích 5.100 héc – ta của khu du lịch quốc gia Tam Chúc. Chùa Tam Chúc thuộc thị trấn Ba Sao, xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Nơi đây ngày càng thu hút nhiều khách du lịch do chùa nằm ở vị trí giao thoa giữa nhiều khu du lịch khác nhau như khu du lịch Chùa Hương, khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, khu du lịch sinh thái Tràng An, Khu văn hóa tâm linh chùa Bái Đính,...

Chùa Tam Chúc có niên đại lâu năm, cụ thể được xây dựng từ thời nhà Đinh vào khoảng 1.000 năm trước. Theo truyền thuyết kể lại, ngày xưa có 7 ngôi sao sáng trên đỉnh 7 ngọn núi ở vùng Tam Chúc chính là tái hiện hình ảnh của 7 tiên nữ giáng trần dạo chơi. Vì cảnh đẹp nơi đây quá đỗi nên thơ, sơn thủy tương hợp một cách hài hòa, làm say đắm lòng người khiến các nàng tiên mê mẩn mải chơi mà không về. Để gọi họ về, nhà trời đã cử binh lính mang theo binh khí là những quả chuông xuống để gọi các nàng về. Dù đã gọi đến 6 lần nhưng lần nào cũng không thành công do đó 6 hòn đảo mọc giữa hồ là hiện thân của 6 quả chuông mà nhà trời để lại, hay còn gọi là Lục Nhạc và 7 ngọn núi kia được gọi là Thất Tinh. Chính vì thế, Chùa Tam Chúc được thiên nhiên ưu ái đặt tựa lưng vào dãy núi Thất Tinh, hướng mắt về hồ Tam Chúc và được hồ Tam Chúc ôm trọn, nên ngôi chùa mang theo sự tích “Tiền Lục Nhạc – Hậu Thất Tinh”.
 

Chùa Tam Chúc cũng thờ những vị thần như những ngôi chùa khác nhưng là sự tụ họp của nhiều vị thần nhất như: thờ Phật A Di Đà, Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật Quan Âm. Và những vị quốc sư quan trọng trong phát triển Phật giáo Việt Nam như: Sư tổ Đạt Ma, Thiền sư Khuông Việt, Thiền sư Đỗ Pháp Thuận, Hòa thượng Thích Thanh Tứ, Thiền sư Nguyễn Minh Không.
 

Chùa Tam Chúc được thiên nhiên ban tặng món quà về vị thế phong cảnh, do đó, chùa Tam Chúc cũng đã đáp trả món quà đó bằng những thiết kế kiến trúc đặc sắc và độc đáo để mang đến cái đẹp hoàn hảo nhất. Chùa Tam Chúc bao gồm các công trình: Đầu tiên là Chùa Ngọc – đẹp như một bức tranh thủy mặc, bạn không chỉ được tận hưởng toàn cảnh núi non Tam Chúc mà còn được chiêm ngưỡng bức tượng Phật A Di Đà làm bằng hồng ngọc và tượng Quan  m Tống Tử bằng bạch ngọc nguyên khối, tất cả đều là những loại cổ vật, loại đá quý. Tiếp đó là Điện Tam Thế - nơi lưu giữ những báu vật như cây bồ đề 2125 năm tuổi hay ba pho tượng Tam Thế đại diện cho quá khứ, hiện tại và tương lai. Bên cạnh đó, nó còn được thiết kế bằng những đường nét tinh xảo, mỗi bức tường tại đây đi từ trái sang phải theo chiều kim đồng hồ là những câu chuyện triết lý Phật giáo như bánh xe Pháp Luân đến cõi Niết Bàn. Thứ ba là Điện Pháp Chủ - nổi bật với pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, đặc biệt 4 bức phù điều là những giai đoạn và bước ngoặt của cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Sau đó là Điện Quán  m – nơi thờ Quan Thế  m Bồ Tát, nơi đây giúp bạn hiểu hơn về tấm lòng từ bi, phổ độ chúng sinh, cứu rỗi con người qua vô số kiếp luân hồi, mọi công ơn của Ngài đều được khắc trên bức phù điêu.  Thứ năm là Vườn Cột Kinh – đúng như tên gọi 32 cột trong vườn là 32 cột kinh Phật được dựng theo phiên bản của Chùa Nhất Trụ.  Thứ sáu là Cổng Tam Quan – tại chùa tam Chúc có 2 cổng Tam Quan: cổng Tam Quan Ngoại nằm phía ngoài, là nơi để bán vé xe điện hoặc vé thuyền và cổng Tam Quan Nội nằm bên trong là đường dành cho khách đi bộ.  Và Trung tâm Hội nghị quốc tế - hay còn được biết đến là Nhà khách Thủy Đình. Cuối cùng là Đình Tam Chúc – nơi thờ hoàng hậu Đinh Dương Thị Nguyệt, vua Đinh Tiên Hoàng và thần Bạch Mã.
 

Lễ hội Chùa Tam Chúc cũng thu hút được nhiều du khách đến tham dự. Ngày 12 tháng Giêng hàng năm được chọn là ngày diễn ra lễ khai hội Chùa Tam Chúc. Ngoài ra, vào các dịp Tết hoặc các ngày lễ lớn của Phật Giáo du khách và Phật tử đến viếng chùa rất đông. Nghi thức quan trọng nhất của Lễ hội là rước nước từ hồ Tam Chúc dân lên bàn thờ chính của Chùa Ngọc Tam Chúc. Nước được lấy ở nơi sâu nhất giữa lòng hồ, đó được cho là nơi có nguồn nước tinh khiết, thanh sạch. Bên cạnh đó, Lễ hội còn nhiều nghi thức khác như múa rồng trên sông, cầu quốc thái dân an. Tại Lễ hội có nhiều hoạt động dành cho du khách tham gia như các trò chơi dân gian, xem biểu diễn nghệ thuật, tham gia vào các gian hàng truyền thống, trải nghiệm làng nghề cổ truyền.
 
Khu du lịch chùa Tam Chúc rất rộng để tham quan trọn vẹn khung cảnh cũng như hòa mình vào không khí lễ hội nơi đây bạn nên chọn một địa điểm nghỉ ngơi và phù hợp cho mọi hoạt động của bạn. Khách sạn Tiến Lộc Palace sẽ là địa điểm giúp bạn nghỉ ngơi cũng như trải nghiệm chuyến đi tốt nhất. Với vị trí ở ngay trung tâm thành phố Phú Lý, bạn hoàn toàn có thể di chuyển đến nhiều địa điểm khác nhau một cách dễ dàng. Ngoài ra, Tiến Lộc Palace là khách sạn được đánh giá 3 sao với đầy đủ tiện ích phục vụ quý khách chu đáo nhất. hãy chọn Tiến Lộc Palace để có được chuyến đi trọn vẹn nhất.