Khám phá vùng đất hữu tình uy linh - Bát Cảnh Sơn
Vãn cảnh khu di tích Bát Cảnh Sơn thuộc xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Với địa hình đồi núi độc lạ cùng kết hợp tạo ra khung cảnh nên thơ. Nơi đây là vùng đất linh thiêng khi có rất nhiều ngôi chùa tọa lạc và hình thành hệ thống chiêm bái nổi tiếng, thu hút nhiều khách du lịch.
Bát Cảnh Sơn hay được gọi là núi 8 cánh được chúa Trịnh Sâm khen ngợi và ví như 8 cảnh đẹp nổi tiếng ở Tiêu Tường (Vân Nam, Trung Quốc). Xây dựng theo bát quái ngũ hành, 8 ngôi chùa tọa lạc tại đây là nơi thờ cúng linh thiêng của người dân cũng như khách du lịch và trở thành địa điểm nổi tiếng đáng khám phá khi tới Hà Nam.
Các ngôi chùa nơi đây lần lượt bao gồm: Đền Tiên Ông (Đền Ông), chùa Ông, chùa Tam Giáo, chùa Kiêu, Chùa Bà, Chùa Cả, Chùa Vân Mộng… Mỗi cảnh quan đều giữ nguyên kiến trúc cổ đại vừa quen thuộc vừa lý thú và chứa đựng những câu chuyện ly kỳ thú vị.
Đền Tiên Ông
Ngôi đền mệnh danh là vô cùng linh thiêng dù đã trải qua biết bao biến cố, bị tàn phá bởi chiến tranh khốc liệt, pho tượng linh thiêng không thể động tới. Cho đến hiện tại, Đền Ông xây dựng theo kết cấu tam giác cùng hàng trăm bức tượng phật uy nghi, tráng lệ mang nét cổ xưa và oai linh như vậy. Đền được xây dựng dưới thời vua Trần Nhân Tông, có 5 gian tiền đường, 3 gian trung đường và 1 gian hậu cung. Mỗi gian trong đền được xây dựng theo những kiểu khác nhau: rồng cong mềm mại, kiểu hồi văn cánh bảng tam đấu, kiểu cuốn vòm. Từ đó cho thấy sự đầu tư tỉ mỉ trong cách xây dựng ngôi đền này.
Tương truyền rằng, từ xa xưa, nhiều vị vua, chúa như Lê Thái Tổ, Lê Dụ Tông, Trịnh Doanh, Trịnh Tùng, Trịnh Sâm, Mạc Phúc Hải đều đã tới thăm đền. Và nhà bác học nổi tiếng Lê Quý Đôn, Nguyễn Huy Oánh được biết cũng là con cầu tự của Tiên Ông.
Ngày nay, cứ rằm tháng 6 hàng năm, hai làng Thịnh Đại và Quang Thừa lại tổ chức lễ hội rất long trọng để tưởng nhớ công ơn của Tiên Ông, thu hút rất nhiều khách thập phương về tham dự.
Chùa Ông
Phía trước đền Tiên Ông có hồ bán nguyệt lớn lên tới 320 mẫu quanh năm nước xanh cùng với độ sâu trung bình chừng 4-5m. Du khách có thể tận hưởng không khí mát lành hay ngồi thuyền du ngoạn quanh hồ. Người dân kể lại, trước đây có ngôi chùa Ông ở giữa hồ này, nhưng sau một trận lũ lụt lớn, chùa Ông bị cuốn đi, nên chỉ còn hồ nước trong xanh cùng rất nhiều các loài cá khác nhau.
Chùa Tam Giáo
Men theo sườn núi du khách sẽ đi đến chùa Tam Giáo, ngôi chùa nằm ở dưới chân núi với nhiều pho tượng uy nghi tráng lệ. Nơi đây chứa đựng nhiều câu chuyện thần bí và linh thiêng như dòng suối ban gạo và tiền cho nhà sư sinh sống hay khi xây dựng chùa có cơm ăn cứ hết lại đầy,...
Chùa hình chữ đinh, có 5 gian đại tế và một hậu cung, đại tế tạo 8 mái chồng diêm, lợp ngói nam. Hiện nay, ngôi chùa mới được trùng tu và đi vào hoạt động trở lại để du khách được đến đây tham quan và thờ tụng.
Ngôi chùa Tam Giáo này còn được biết đến là căn cứ của quân dân ta trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Từ khi xây dựng cho đến nay, ngôi chùa trải qua biết bao biến cố do thiên nhiên tác động, con người khai thác quá mức dẫn đến tình trạng xuống cấp.
Chùa Kiêu
Từ phía chùa Tam Giáo đi ngược lên sẽ tới được chùa Kiêu. Ngôi chùa Chùa Kiêu nằm trên đỉnh núi cao, từ đây có thể bao quát một vùng rộng lớn phía đông nam xã Tượng Lĩnh. Tuy nhiên qua bao nhiêu năm lịch sử đấu tranh, hiện nay chùa chỉ còn nền móng và một động nhỏ rộng 10m2. Dọc đường có 3 tấm bia khắc vào vách núi. Bên cạnh động có khối đá vuông mặt nhẵn nhụi, phía trên có ghi "Nhật nguyệt trường quang" bằng chữ Hán.
Chùa Vân Mộng
Ngôi chùa nằm ở lưng chừng núi với rất nhiều hang động lung linh huyền ảo như hang Dơi, hang Bạc, hang Vàng,... các hang này thường rộng và sâu. Phía tây của chùa có núi Hai Quả, trong núi này có hang dơi. Chùa Vân Mộng hiện tại cũng chỉ còn lại nền móng, bia khắc vào vách núi, bát hương đá, đá tảng kê chân cột. Ngôi chùa cũng đã được ghi tên trong sử sách của nhà bác học Lê Quý Đôn và gắn với sự kiện đầy tâm linh của vua nhà Lý.
Ngoài ra, ở vùng Bát cảnh sơn xưa kia còn có, các ngôi chùa Bà, chùa Dâu, chùa Bông, chùa Cả, tuy nhiên hiện nay không còn dấu tích để lại do không thể tránh khỏi trong những năm lịch sử mưa bom bão đạn. Chốn địa linh nhân kiệt đã không còn được nguyên vẹn như thời xưa, nhưng đây vẫn là địa điểm du lịch sinh thái- văn hóa hấp dẫn du khách đến khám phá và cúng bái, bởi khung cảnh non nước hữu tình, không khí bình yên, thanh lọc.
Tiến Lộc Palace luôn mong muốn được đồng hành cùng Quý du khách trong những chuyến đi khám phá vùng đất Hà Nam thiêng liêng và bình yên. Với vị trí thuận lợi nằm ngay tại trung tâm thành phố Phủ Lý, chúng tôi cung cấp các dịch vụ lưu trú hiện đại, đầy đủ các tiện ích khác nhau phục vụ mọi yêu cầu của du khách khi đến Hà Nam. Tiến Lộc Palace là lựa chọn hoàn hảo cho chuyến đi của bạn!