Từ đường Nguyễn Khuyến
Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam. Ông có học vấn uyên bác đỗ đầu 3 kỳ thi: thi hương, thi hội, thi đình, bởi vậy đời thường gọi cụ là Tam Nguyên Yên Đổ, làng Yên Đổ là quê hương của cụ, một làng ở vùng đồng chiêm trũng của tỉnh Hà Nam xưa.
Vẻ đẹp của làng quê miền Bắc đã nhiều lần được ca ngợi trong các vần thơ của Nguyễn Khuyến. Để cảm nhận trọn vẹn từng câu chữ và tình cảm mà nhà thơ đưa vào trong tác phẩm của mình, bạn có thể ghé thăm từ đường Nguyễn Khuyến, một địa danh nổi tiếng ở làng Vị Hạ (tục gọi là làng Và Hạ) xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
Năm 1843, người dân nơi đây đã tự bỏ tiền và công sức để làm nhà và đón cụ Nguyễn Liên - thân sinh của nhà thơ, về dạy học cho con em ở làng. Đây là nơi để dạy học cũng là nơi ở của gia đình cụ khi trở lại quê hương.
Năm 1861, ông đã bán bớt gian nhà để lấy tiền trang trải cuộc sống do túng thiếu.
Đến năm 1871, ông ra làm quan. Khi 50 tuổi, tức năm 1884, ông xin nghỉ hưu và trở về quê hương. Khi trở về, ông không sinh sống trên mảnh đất cũ vì sau khi bán đã quá chật chội. Ông đã cất nhà mới với phần cột và khung được xây dựng trước đây trên mảnh đất với diện tích một sào thổ cư và năm sào ao.
Năm 1889, con trai của nhà thơ là Nguyễn Hoan đã mua thêm đất và đào ao mở rộng ra tới chín sào.
Cũng trên mảnh đất này, Phó bảng Nguyễn Hoan đã cho dựng nhà tế đường và nhiều công trình khác, trong đó nổi bật là nhà tế đường xây theo kiểu chữ nhị, đằng trước là nhà đại tế gồm 7 gian, đằng sau 3 gian cách nhau một cái sân nhỏ.
Năm 1915, cháu đích tôn nhà thơ là Thừa Du, con trai cả của Nguyễn Hoan đã đem bán 7 gian đại tế cho dân làng Giải Đông (nay thuộc xã Trung Lương, huyện Bình Lục) dỡ về làm đình.
Trên mảnh đất cũ còn lại một cổng gạch và ba gian sau của khu nhà tế đường đã gắn bó với nhà thơ gần 20 năm cuối đời và trút hơi thở cuối cùng. Mảnh vườn xưa vẫn sum suê hoa trái. Ba gian nhà còn lại nay trở thành Từ Đường thờ nhà thơ.
Bước vào từ đường, bạn như được trở về những ngày tháng ngày xưa cũ trong không gian yên tĩnh, cổ kính đầy chất văn thơ. “Ngõ trúc quanh co” dẫn vào một cổng gạch cổ kính, phía trên cùng là ba chữ lớn “Môn tử môn” (Cửa ra vào của các học trò). Từ đường có kiến trúc cổ kính trong lối đi, cổng gạch mang đặc trưng và phổ biến ở vùng nông thôn miền Bắc. Nơi đây vẫn lưu giữ các kỷ vật, các bức hoành phi, câu đối của các bậc đại sĩ tặng nhà thơ, các bức ảnh về quan trường, các tác phẩm của nhà thơ.
Ngoài công trình kiến trúc có từ trước và được xây mới chiếm khoảng 1/3 diện tích, còn lại chủ yếu được trồng cây ăn quả. Cây có nhãn, mít, dừa, cau, rồi cam, bưởi, na, ổi…mùa nào thức nấy. Đằng trước 3 gian từ đường có hoa nhài, hoa huệ, hoa hồng, hoa ngọc lan, vạn tuế thay nhau nở hoa cho không gian nơi đây lúc nào cũng ngát hương.
Tấm ảnh Nguyễn Khuyến đầu đội khăn lượt mặc áo dài, tay nâng chiếc chén hạt mít, chụp lúc sinh thời được đặt trang trọng trong Từ đường. Lúc còn sống, xem ảnh mình, tác giả đã có bài thơ “Đề ảnh” và trăn trở rằng:
Trăm chén hình ta xin tặng ảnh ta
Nghìn năm sau ta sẽ là ai?
Có lẽ, chính người thi sĩ cũng không biết rằng tên tuổi và các tác phẩm của mình vô cùng có giá trị đối với văn học nước nhà. Những vần thơ đã đi vào trang sách, tên tuổi của ông vẫn còn mãi như một minh chứng cho những giá trị bền vững sống cùng thời gian, làm đẹp cho đời góp phần làm nên sự phong phú cho văn chương Việt Nam.
Nếu có cơ hội ghé thăm Hà Nam, hãy đến Từ đường Nguyễn Khuyến để được sống trong không khí thơ ca cho thỏa mãn một tâm hồn lãng mạn, giàu cảm xúc.
Vẻ đẹp của làng quê miền Bắc đã nhiều lần được ca ngợi trong các vần thơ của Nguyễn Khuyến. Để cảm nhận trọn vẹn từng câu chữ và tình cảm mà nhà thơ đưa vào trong tác phẩm của mình, bạn có thể ghé thăm từ đường Nguyễn Khuyến, một địa danh nổi tiếng ở làng Vị Hạ (tục gọi là làng Và Hạ) xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
Năm 1843, người dân nơi đây đã tự bỏ tiền và công sức để làm nhà và đón cụ Nguyễn Liên - thân sinh của nhà thơ, về dạy học cho con em ở làng. Đây là nơi để dạy học cũng là nơi ở của gia đình cụ khi trở lại quê hương.
Năm 1861, ông đã bán bớt gian nhà để lấy tiền trang trải cuộc sống do túng thiếu.
Đến năm 1871, ông ra làm quan. Khi 50 tuổi, tức năm 1884, ông xin nghỉ hưu và trở về quê hương. Khi trở về, ông không sinh sống trên mảnh đất cũ vì sau khi bán đã quá chật chội. Ông đã cất nhà mới với phần cột và khung được xây dựng trước đây trên mảnh đất với diện tích một sào thổ cư và năm sào ao.
Năm 1889, con trai của nhà thơ là Nguyễn Hoan đã mua thêm đất và đào ao mở rộng ra tới chín sào.
Cũng trên mảnh đất này, Phó bảng Nguyễn Hoan đã cho dựng nhà tế đường và nhiều công trình khác, trong đó nổi bật là nhà tế đường xây theo kiểu chữ nhị, đằng trước là nhà đại tế gồm 7 gian, đằng sau 3 gian cách nhau một cái sân nhỏ.
Năm 1915, cháu đích tôn nhà thơ là Thừa Du, con trai cả của Nguyễn Hoan đã đem bán 7 gian đại tế cho dân làng Giải Đông (nay thuộc xã Trung Lương, huyện Bình Lục) dỡ về làm đình.
Trên mảnh đất cũ còn lại một cổng gạch và ba gian sau của khu nhà tế đường đã gắn bó với nhà thơ gần 20 năm cuối đời và trút hơi thở cuối cùng. Mảnh vườn xưa vẫn sum suê hoa trái. Ba gian nhà còn lại nay trở thành Từ Đường thờ nhà thơ.
Bước vào từ đường, bạn như được trở về những ngày tháng ngày xưa cũ trong không gian yên tĩnh, cổ kính đầy chất văn thơ. “Ngõ trúc quanh co” dẫn vào một cổng gạch cổ kính, phía trên cùng là ba chữ lớn “Môn tử môn” (Cửa ra vào của các học trò). Từ đường có kiến trúc cổ kính trong lối đi, cổng gạch mang đặc trưng và phổ biến ở vùng nông thôn miền Bắc. Nơi đây vẫn lưu giữ các kỷ vật, các bức hoành phi, câu đối của các bậc đại sĩ tặng nhà thơ, các bức ảnh về quan trường, các tác phẩm của nhà thơ.
Ngoài công trình kiến trúc có từ trước và được xây mới chiếm khoảng 1/3 diện tích, còn lại chủ yếu được trồng cây ăn quả. Cây có nhãn, mít, dừa, cau, rồi cam, bưởi, na, ổi…mùa nào thức nấy. Đằng trước 3 gian từ đường có hoa nhài, hoa huệ, hoa hồng, hoa ngọc lan, vạn tuế thay nhau nở hoa cho không gian nơi đây lúc nào cũng ngát hương.
Tấm ảnh Nguyễn Khuyến đầu đội khăn lượt mặc áo dài, tay nâng chiếc chén hạt mít, chụp lúc sinh thời được đặt trang trọng trong Từ đường. Lúc còn sống, xem ảnh mình, tác giả đã có bài thơ “Đề ảnh” và trăn trở rằng:
Trăm chén hình ta xin tặng ảnh ta
Nghìn năm sau ta sẽ là ai?
Có lẽ, chính người thi sĩ cũng không biết rằng tên tuổi và các tác phẩm của mình vô cùng có giá trị đối với văn học nước nhà. Những vần thơ đã đi vào trang sách, tên tuổi của ông vẫn còn mãi như một minh chứng cho những giá trị bền vững sống cùng thời gian, làm đẹp cho đời góp phần làm nên sự phong phú cho văn chương Việt Nam.
Nếu có cơ hội ghé thăm Hà Nam, hãy đến Từ đường Nguyễn Khuyến để được sống trong không khí thơ ca cho thỏa mãn một tâm hồn lãng mạn, giàu cảm xúc.