Hà Nam gìn giữ và phát huy nghệ thuật chèo truyền thống
Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, mảnh đất Hà Nam là nơi sản sinh ra nhiều tên tuổi có tiếng vang lừng lẫy trong bộ môn nghệ thuật chèo như: Duy Cổn, Lương Duyên, Bạch Trà, … Cùng với sự đóng góp của nghệ thuật chèo chuyên nghiệp, hiện nay ở khắp các làng quê Hà Nam đâu đâu cũng có bóng dáng của những chiếu chèo truyền thống. Chính vì vậy, chèo đã trở thành món ăn tinh thần của người dân nơi đây và đã tạo nên một nét đẹp độc đáo trong văn hóa của người Hà Nam. Qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về nghệ thuật chèo truyền thống tại mảnh đất này nhé!
1. Giới thiệu về nghệ thuật chèo tại Hà Nam
Được hình thành từ thế kỉ 10, trải qua hàng trăm năm, nghệ thuật chèo truyền thống đã ăn sâu vào tâm trí của mỗi người dân Việt Nam. Diễn chèo và hát chèo là một trong những tiết mục văn nghệ không thể thiếu trong mỗi dịp hội làng hay những ngày lễ Tết. Ở Hà Nam, chèo còn được sử dụng như phương thức tuyên truyền linh hoạt những Nghị quyết, đường lối của Đảng, Nhà nước và địa phương. Với những câu từ mộc mạc, gần gũi chứa nhiều ý nghĩa nhân văn, chèo không chỉ phản ánh được tâm tư tình cảm trong đời sống mà còn truyền những ngọn lửa cho thế hệ trẻ về tình yêu quê hương, đất nước, tự tôn dân tộc, …
2. Đoàn nghệ thuật chèo tỉnh Hà Nam
Đoàn nghệ thuật chèo của Hà Nam được thành lập vào năm 1997. Lúc đó cả Đoàn chỉ vỏn vẹn 20 diễn viên, nhạc công được kết hợp từ các loại hình gồm: cải lương, ca múa, kịch chèo. Trải qua 25 năm, từ Đoàn nghệ thuật chèo đến Nhà hát chèo rồi lại sát nhập vào Trung tâm văn hóa nghệ thuật Hà Nam, tất cả là một chặng đường mà các nghệ sĩ đều nỗ lực phấn đấu để giữ ngọn lửa cho những giai điệu chèo truyền thống luôn được ngân vang trong đời sống.
Trải qua nhiều khó khăn các thế hệ nghệ sĩ Đoàn chèo vẫn luôn cố gắng dàn dựng và cống hiến hàng chục vở diễn với đủ các thể loại đề tài phục vụ các nhiệm vụ chính trị văn hóa, các ngày lễ lớn của quê hương đất nước. Các hoạt động này đã góp phần giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống của quê hương.
3. Những thành tựu và bảo tồn giá trị văn hóa của Đoàn nghệ thuật chèo tỉnh Hà Nam
Trong những năm vừa qua, Đoàn nghệ thuật chèo Hà Nam rất tích cực tham gia các Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp, Liên hoan sân khấu chèo toàn quốc, … và lần nào tham gia cũng mang về những giải thưởng lớn. Có thể kể đến như năm 2006 với vở “Huyền Tích Thi Sơn” Đoàn đã dành được 2 huy chương Vàng và 2 huy chương Bạc. Năm 2019 với hai vở diễn “Đất Thiêng nơi mả đấu” và “Bà Chúa Kho” đã đạt được 2 huy chương Vàng và 4 huy chương Bạc. Tất cả các vở diễn này đều được diễn tại Liên hoan sân khấu chèo toàn quốc. Từ những cuộc thi này, nhiều nghệ sĩ, diễn viên đã được vinh danh và có được chỗ đứng trong lòng công chúng như: NSUT Hải Yến, NSUT Trang Nhung, Bích Ngọc, Mạnh Thắng, …
Không chỉ duy trì thành tích trong các Hội thi, những buổi liên hoan, … mà Đoàn còn tích cực bồi dưỡng, đào tạo cho lớp diễn viên trẻ. Đội ngũ diễn viên trẻ được xác định là thế hệ tiếp nối cho nghệ thuật chèo Hà Nam. Ngoài thực hiện công tác tuyển chọn, đưa đi đào tạo ở các trường chuyên nghiệp thì Đoàn chèo Hà Nam còn cho các em tham gia Cuộc thi tài năng trẻ diễn viên chèo. Những hoạt động này, ngoài phát triển để duy trì giá trị văn hóa truyền thống còn là cơ hội để các em được thử sức, giao lưu, trau dồi kinh nghiệm và khẳng định bản thân mình hơn.
Nhằm phát huy và duy trì nghệ thuật chèo, những năm qua sở VHTT&DL tỉnh Hà Nam đã phối hợp với các đơn vị, tổ chức từ Trung ương đến địa phương mở các lớp luyện tập trau dồi, đồng thời tổ chức các cuộc thi để các nghệ sĩ chèo và các thành viên CLB tham gia giao lưu, học hỏi. Dù cuộc sống có nhiều bộn bề, nhiều thứ phải lo toan nhưng người dân Hà Nam vẫn luôn gìn giữ và phát huy được những giá trị truyền thống để những giai điệu đó được vang mãi trên khắp mọi miền của Tổ quốc.
1. Giới thiệu về nghệ thuật chèo tại Hà Nam
Được hình thành từ thế kỉ 10, trải qua hàng trăm năm, nghệ thuật chèo truyền thống đã ăn sâu vào tâm trí của mỗi người dân Việt Nam. Diễn chèo và hát chèo là một trong những tiết mục văn nghệ không thể thiếu trong mỗi dịp hội làng hay những ngày lễ Tết. Ở Hà Nam, chèo còn được sử dụng như phương thức tuyên truyền linh hoạt những Nghị quyết, đường lối của Đảng, Nhà nước và địa phương. Với những câu từ mộc mạc, gần gũi chứa nhiều ý nghĩa nhân văn, chèo không chỉ phản ánh được tâm tư tình cảm trong đời sống mà còn truyền những ngọn lửa cho thế hệ trẻ về tình yêu quê hương, đất nước, tự tôn dân tộc, …
2. Đoàn nghệ thuật chèo tỉnh Hà Nam
Đoàn nghệ thuật chèo của Hà Nam được thành lập vào năm 1997. Lúc đó cả Đoàn chỉ vỏn vẹn 20 diễn viên, nhạc công được kết hợp từ các loại hình gồm: cải lương, ca múa, kịch chèo. Trải qua 25 năm, từ Đoàn nghệ thuật chèo đến Nhà hát chèo rồi lại sát nhập vào Trung tâm văn hóa nghệ thuật Hà Nam, tất cả là một chặng đường mà các nghệ sĩ đều nỗ lực phấn đấu để giữ ngọn lửa cho những giai điệu chèo truyền thống luôn được ngân vang trong đời sống.
Trải qua nhiều khó khăn các thế hệ nghệ sĩ Đoàn chèo vẫn luôn cố gắng dàn dựng và cống hiến hàng chục vở diễn với đủ các thể loại đề tài phục vụ các nhiệm vụ chính trị văn hóa, các ngày lễ lớn của quê hương đất nước. Các hoạt động này đã góp phần giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống của quê hương.
3. Những thành tựu và bảo tồn giá trị văn hóa của Đoàn nghệ thuật chèo tỉnh Hà Nam
Trong những năm vừa qua, Đoàn nghệ thuật chèo Hà Nam rất tích cực tham gia các Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp, Liên hoan sân khấu chèo toàn quốc, … và lần nào tham gia cũng mang về những giải thưởng lớn. Có thể kể đến như năm 2006 với vở “Huyền Tích Thi Sơn” Đoàn đã dành được 2 huy chương Vàng và 2 huy chương Bạc. Năm 2019 với hai vở diễn “Đất Thiêng nơi mả đấu” và “Bà Chúa Kho” đã đạt được 2 huy chương Vàng và 4 huy chương Bạc. Tất cả các vở diễn này đều được diễn tại Liên hoan sân khấu chèo toàn quốc. Từ những cuộc thi này, nhiều nghệ sĩ, diễn viên đã được vinh danh và có được chỗ đứng trong lòng công chúng như: NSUT Hải Yến, NSUT Trang Nhung, Bích Ngọc, Mạnh Thắng, …
Không chỉ duy trì thành tích trong các Hội thi, những buổi liên hoan, … mà Đoàn còn tích cực bồi dưỡng, đào tạo cho lớp diễn viên trẻ. Đội ngũ diễn viên trẻ được xác định là thế hệ tiếp nối cho nghệ thuật chèo Hà Nam. Ngoài thực hiện công tác tuyển chọn, đưa đi đào tạo ở các trường chuyên nghiệp thì Đoàn chèo Hà Nam còn cho các em tham gia Cuộc thi tài năng trẻ diễn viên chèo. Những hoạt động này, ngoài phát triển để duy trì giá trị văn hóa truyền thống còn là cơ hội để các em được thử sức, giao lưu, trau dồi kinh nghiệm và khẳng định bản thân mình hơn.
Nhằm phát huy và duy trì nghệ thuật chèo, những năm qua sở VHTT&DL tỉnh Hà Nam đã phối hợp với các đơn vị, tổ chức từ Trung ương đến địa phương mở các lớp luyện tập trau dồi, đồng thời tổ chức các cuộc thi để các nghệ sĩ chèo và các thành viên CLB tham gia giao lưu, học hỏi. Dù cuộc sống có nhiều bộn bề, nhiều thứ phải lo toan nhưng người dân Hà Nam vẫn luôn gìn giữ và phát huy được những giá trị truyền thống để những giai điệu đó được vang mãi trên khắp mọi miền của Tổ quốc.