Top những địa điểm du lịch gần khách sạn Tiến Lộc Palace Phủ Lý Hà Nam
1. Du lịch tự nhiên
1.1. Hang Luồn
Ao Dong - Hang Luồn được coi là 2 điểm du lịch Hà Nam không thể tách rời. Khi bạn ngồi trên con thuyền thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên, bạn sẽ thấy dãy núi có hình vòm như cổng chào. Đó chính là hang Luồn. Bên trong hang Luồn có rất nhiều nhũ đá muôn hình vạn trạng, tuy không có hệ thống đèn chiếu sáng nhưng ánh sáng tự nhiên trong hang cũng đủ khiến bạn như lạc vào không gian kỳ ảo.
Hang Luồn có chiều dài khoảng 400m, kích thước khá nhỏ, nhưng vòm cửa hang rộng với những tán cây xòe bóng. Mùa nước lên thuyền không thể đi vào hang do nước ngập kín cửa. Vừa tiến tới cửa hang mọi người đã cảm nhận được không khí mát lạnh và gió hun hút thông qua hai đầu hang. Cô lái đò đưa chúng tôi đèn pin và vừa chèo vừa chỉ dẫn, giới thiệu từng thạch nhũ trên trần hang.
1.2. Bát Cảnh Sơn
Bát Cảnh Sơn là khu di tích nổi tiếng thuộc địa phận xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Gọi là Bát Cảnh Sơn bởi nơi đây là dãy núi 8 cánh, theo ghi chép xưa, Bát Cảnh Sơn là nơi của các vị vua chúa, quần thần thường đến thưởng ngoạn cảnh đẹp.
Xưa kia, ở Bát cảnh sơn có 8 ngôi chùa và một ngôi miếu thờ thổ địa thần linh được bài trí thành lập theo thuyết bát quái ngũ hành. Các ngôi chùa đều có kiến trúc cổ xưa, mang hơi thở cổ kính, uy nghiêm. Bao gồm: đền Tiên Ông (Đền Ông), chùa Ông, chùa Tam Giáo, chùa Kiêu, Chùa Bà, Chùa Cả, chùa Vân Mộng…Tuy rằng theo thời gian nhiều ngôi chùa đã không còn nữa, nhưng Bát Cảnh Sơn vẫn được đông đảo du khách đến tham quan hàng năm.
1.3. Động Phúc Long
Động Phúc Long nằm trong khu núi Chùa thuộc trung tâm dãy núi Kiện Khê. Núi Chùa được cấu tạo từ nhiều khối đá lớn xếp chồng lên nhau, đầu mỏm đá lởm chởm, hình thù kỳ dị như chiếc đầu rồng, có những ngọn đá nhọn lên như sừng rồng và ngôi chùa như tâm điểm miệng con rồng. Trong động còn có rất nhiều thạch nhũ đá long lanh, huyền ảo. Trên đỉnh núi có nhiều cây cổ thụ kiểu dáng khác nhau, từ đây có thể bao quát cảnh sơn thủy hữu tình của núi Bút Sơn, thành nhà Hồ, núi rừng Thanh Thủy và dòng sông Đáy.
Chính sự kỹ vĩ đó đã khiến động Phúc Long trở thành địa điểm du lịch Hà Nam cực kỳ thu hút du khách.
2. Những địa điểm du lịch tâm linh
2.1 Quần thể chùa Tam Chúc - Ngôi chùa lớn nhất trên thế giới
Nhắc đến chùa Tam Chúc Hà Nam là chúng ta sẽ nghĩ ngay đến ngôi chùa lớn nhất thế giới với diện tích 5100 ha. Năm 2019, chùa Tam Chúc đã vinh dự được lựa chọn làm nơi tổ chức Ngày lễ Phật Đản Vesak của Liên Hợp Quốc hay còn gọi là Đại lễ Phật đản chùa Tam Chúc, với sự tham gia của hàng nghìn tín đồ Phật giáo từ khắp nơi trên thế giới. Lễ khai hội chùa Tam Chúc vào ngày 12 tháng Giêng hằng năm.
Nơi đây không chỉ là địa điểm tâm linh Hà Nam mà còn trở thành điểm check in cho nhiều giới trẻ bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, non xanh nước biếc.
2.2 Chùa Bà Đanh
Chùa Bà Đanh có diện tích khoảng 10ha, là ngôi chùa cổ kính nhất Hà Nam thuộc địa phận xã Kim Bảng. Chùa hướng mặt ra sông Đáy, ôm trọn khung cảnh non nước hữu tình. Khuôn viên chùa là một tổng thể bao gồm nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật với gần 40 gian nhà lớn nhỏ. Mọi người thường nói vui rằng “Vắng như chùa Bà Đanh”, nhưng thực tế vào dịp lễ hội hay ngày thường nơi đây không hề vắng vẻ chút nào, ngược lại rất đông đúc, nhộn nhịp.
2.3 Đền Trần Thương: Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt
Đền Trần Thương có địa chỉ tại thôn Trần Thương, xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân, Hà Nam. Là một ngôi đền thờ Trần Hưng Đạo được dựng lên ngay trên phần đất khi xưa ông dùng làm kho lương phục vụ cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần 2 (1285).
Ngôi đền thâm nghiêm, cổ kính nằm trên thế đất thiêng được xây kiểu “Tứ thủy quy đường”. Tổng thể cảnh quan đền gồm nghi môn ngoại, nghi môn nội, 5 tòa, 15 gian, chia thành 3 cung: đệ nhất, đệ nhị, đệ tam và hai giải vũ, 5 giếng…Kiến trúc và cảnh quan tự nhiên của đền Trần Thương như hòa nhập đời vào đạo trong không gian văn hóa linh thiêng. Đây là địa điểm du lịch Hà Nam mang đậm dấu ấn lịch sử của dân tộc ta.
2.4 Chùa Bầu
Theo sử sách, chùa Bầu có tuổi đời hơn nghìn năm nằm trong quần thể làng Bầu và chợ Bầu ngày nay. Chùa là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhiều thế hệ từ xưa đến nay. Trong tiếng Hán, chữ Bầu xuất phát từ chữ Biểu, nghĩa là vùng đất nổi lên giữa mặt nước.
Trước đây, khu vực chùa Bầu mênh mang sông nước, ở giữa nổi lên một gò đất bên trên có ngôi chùa cổ. Vì thế mọi truyền thuyết ở Hà Nam đều liên quan đến sông nước. Ngày trước chùa Bầu còn có một hồ nước mênh mông có cùng tên gọi. Giữa hồ có một ngọn tháp uy nghiêm. Hồ có mạch nước ngầm thông với sông Đáy quanh năm đầy ăm ắp nước chẳng bao giờ cạn. Theo thuyết âm dương ngũ hành, chùa tượng trưng cho dương, hồ tượng trưng cho âm sẽ tạo thế cân bằng hài hòa. Không chỉ thế, chốn chùa chiền là nơi tôn nghiêm, hồ nước trước chùa như nhắc nhở người đời đến chùa phải rửa sạch bụi trần thành tâm vào lễ Phật.
3. Những địa điểm du lịch làng nghề
3.1. Làng nghề dệt lụa tơ tằm Nha Xá
Nếu nhắc đến chất lụa đẹp, mềm mịn thì không thể không nhắc đến lụa tơ tằm Nha Xá. Vải lụa ở đây bền đẹp qua thời gian, dưới bàn tay của những người thợ dệt tài hoa, chất lụa rất đặc biệt, mặc vào mùa hè mang lại cảm giác mát mẻ, thoải mái.
Đến với Nha Xá, bạn không chỉ được thưởng thức cảnh đẹp của một làng quê đậm chất đồng bằng Bắc bộ, đan xen các ngôi biệt thự cổ kiểu Pháp, mà còn có thể lựa chọn cho riêng mình những tấm lụa đẹp nhất, được dệt và nhuộm bằng phương pháp truyền thống từ bàn tay khéo léo của các nghệ nhân lâu năm giàu kinh nghiệm.
Nha Xá cũng là nơi đầu tiên dùng chất liệu đến từ thiên nhiên như Củ nâu, Cánh kiến, Lá bàng, Lá trầu không... để nhuộm lụa tơ tằm. Chính vì điều này mà các sản phẩm lụa của Nha Xá được nhiều người ưa chuộng, tin tưởng về chất lượng và an toàn khi sử dụng.
3.2. Làng kho cá Vũ Đại
Nhắc đến đặc sản Hà Nam, cá kho làng Vũ Đại là món ăn mà du khách không thể bỏ qua. Món đặc sản này còn có nhiều tên gọi khác như cá kho Đại Hoàng, cá kho Nhân Hậu hay cá kho Hà Nam... Cá kho làng Vũ Đại sử dụng nguyên liệu chính là cá trắm đen, thịt ba chỉ và được nêm nếm bởi những gia vị đồng quê. Quá trình chế biến và kho cá rất công phu cũng như mất nhiều thời gian, tuy nhiên thành phẩm có được sẽ là một nồi cá kho thơm ngon với thịt cá chắc, xương cá nhừ hoàn toàn cùng màu nâu cánh gián bắt mắt. Hương vị đặc trưng của cá kho làng Vũ Đại khiến món ăn này được các thực khách trong và ngoài nước "săn đón" mạnh mẽ.
Trên đây là những địa điểm du lịch gần với khách sạn Tiến Lộc Palace, hy vọng với những thông tin này, du khách sẽ có chuyến đi thật thú vị.
1.1. Hang Luồn
Ao Dong - Hang Luồn được coi là 2 điểm du lịch Hà Nam không thể tách rời. Khi bạn ngồi trên con thuyền thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên, bạn sẽ thấy dãy núi có hình vòm như cổng chào. Đó chính là hang Luồn. Bên trong hang Luồn có rất nhiều nhũ đá muôn hình vạn trạng, tuy không có hệ thống đèn chiếu sáng nhưng ánh sáng tự nhiên trong hang cũng đủ khiến bạn như lạc vào không gian kỳ ảo.
Hang Luồn có chiều dài khoảng 400m, kích thước khá nhỏ, nhưng vòm cửa hang rộng với những tán cây xòe bóng. Mùa nước lên thuyền không thể đi vào hang do nước ngập kín cửa. Vừa tiến tới cửa hang mọi người đã cảm nhận được không khí mát lạnh và gió hun hút thông qua hai đầu hang. Cô lái đò đưa chúng tôi đèn pin và vừa chèo vừa chỉ dẫn, giới thiệu từng thạch nhũ trên trần hang.
1.2. Bát Cảnh Sơn
Bát Cảnh Sơn là khu di tích nổi tiếng thuộc địa phận xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Gọi là Bát Cảnh Sơn bởi nơi đây là dãy núi 8 cánh, theo ghi chép xưa, Bát Cảnh Sơn là nơi của các vị vua chúa, quần thần thường đến thưởng ngoạn cảnh đẹp.
Xưa kia, ở Bát cảnh sơn có 8 ngôi chùa và một ngôi miếu thờ thổ địa thần linh được bài trí thành lập theo thuyết bát quái ngũ hành. Các ngôi chùa đều có kiến trúc cổ xưa, mang hơi thở cổ kính, uy nghiêm. Bao gồm: đền Tiên Ông (Đền Ông), chùa Ông, chùa Tam Giáo, chùa Kiêu, Chùa Bà, Chùa Cả, chùa Vân Mộng…Tuy rằng theo thời gian nhiều ngôi chùa đã không còn nữa, nhưng Bát Cảnh Sơn vẫn được đông đảo du khách đến tham quan hàng năm.
1.3. Động Phúc Long
Động Phúc Long nằm trong khu núi Chùa thuộc trung tâm dãy núi Kiện Khê. Núi Chùa được cấu tạo từ nhiều khối đá lớn xếp chồng lên nhau, đầu mỏm đá lởm chởm, hình thù kỳ dị như chiếc đầu rồng, có những ngọn đá nhọn lên như sừng rồng và ngôi chùa như tâm điểm miệng con rồng. Trong động còn có rất nhiều thạch nhũ đá long lanh, huyền ảo. Trên đỉnh núi có nhiều cây cổ thụ kiểu dáng khác nhau, từ đây có thể bao quát cảnh sơn thủy hữu tình của núi Bút Sơn, thành nhà Hồ, núi rừng Thanh Thủy và dòng sông Đáy.
Chính sự kỹ vĩ đó đã khiến động Phúc Long trở thành địa điểm du lịch Hà Nam cực kỳ thu hút du khách.
2. Những địa điểm du lịch tâm linh
2.1 Quần thể chùa Tam Chúc - Ngôi chùa lớn nhất trên thế giới
Nhắc đến chùa Tam Chúc Hà Nam là chúng ta sẽ nghĩ ngay đến ngôi chùa lớn nhất thế giới với diện tích 5100 ha. Năm 2019, chùa Tam Chúc đã vinh dự được lựa chọn làm nơi tổ chức Ngày lễ Phật Đản Vesak của Liên Hợp Quốc hay còn gọi là Đại lễ Phật đản chùa Tam Chúc, với sự tham gia của hàng nghìn tín đồ Phật giáo từ khắp nơi trên thế giới. Lễ khai hội chùa Tam Chúc vào ngày 12 tháng Giêng hằng năm.
Nơi đây không chỉ là địa điểm tâm linh Hà Nam mà còn trở thành điểm check in cho nhiều giới trẻ bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, non xanh nước biếc.
2.2 Chùa Bà Đanh
Chùa Bà Đanh có diện tích khoảng 10ha, là ngôi chùa cổ kính nhất Hà Nam thuộc địa phận xã Kim Bảng. Chùa hướng mặt ra sông Đáy, ôm trọn khung cảnh non nước hữu tình. Khuôn viên chùa là một tổng thể bao gồm nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật với gần 40 gian nhà lớn nhỏ. Mọi người thường nói vui rằng “Vắng như chùa Bà Đanh”, nhưng thực tế vào dịp lễ hội hay ngày thường nơi đây không hề vắng vẻ chút nào, ngược lại rất đông đúc, nhộn nhịp.
2.3 Đền Trần Thương: Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt
Đền Trần Thương có địa chỉ tại thôn Trần Thương, xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân, Hà Nam. Là một ngôi đền thờ Trần Hưng Đạo được dựng lên ngay trên phần đất khi xưa ông dùng làm kho lương phục vụ cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần 2 (1285).
Ngôi đền thâm nghiêm, cổ kính nằm trên thế đất thiêng được xây kiểu “Tứ thủy quy đường”. Tổng thể cảnh quan đền gồm nghi môn ngoại, nghi môn nội, 5 tòa, 15 gian, chia thành 3 cung: đệ nhất, đệ nhị, đệ tam và hai giải vũ, 5 giếng…Kiến trúc và cảnh quan tự nhiên của đền Trần Thương như hòa nhập đời vào đạo trong không gian văn hóa linh thiêng. Đây là địa điểm du lịch Hà Nam mang đậm dấu ấn lịch sử của dân tộc ta.
2.4 Chùa Bầu
Theo sử sách, chùa Bầu có tuổi đời hơn nghìn năm nằm trong quần thể làng Bầu và chợ Bầu ngày nay. Chùa là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhiều thế hệ từ xưa đến nay. Trong tiếng Hán, chữ Bầu xuất phát từ chữ Biểu, nghĩa là vùng đất nổi lên giữa mặt nước.
Trước đây, khu vực chùa Bầu mênh mang sông nước, ở giữa nổi lên một gò đất bên trên có ngôi chùa cổ. Vì thế mọi truyền thuyết ở Hà Nam đều liên quan đến sông nước. Ngày trước chùa Bầu còn có một hồ nước mênh mông có cùng tên gọi. Giữa hồ có một ngọn tháp uy nghiêm. Hồ có mạch nước ngầm thông với sông Đáy quanh năm đầy ăm ắp nước chẳng bao giờ cạn. Theo thuyết âm dương ngũ hành, chùa tượng trưng cho dương, hồ tượng trưng cho âm sẽ tạo thế cân bằng hài hòa. Không chỉ thế, chốn chùa chiền là nơi tôn nghiêm, hồ nước trước chùa như nhắc nhở người đời đến chùa phải rửa sạch bụi trần thành tâm vào lễ Phật.
3. Những địa điểm du lịch làng nghề
3.1. Làng nghề dệt lụa tơ tằm Nha Xá
Nếu nhắc đến chất lụa đẹp, mềm mịn thì không thể không nhắc đến lụa tơ tằm Nha Xá. Vải lụa ở đây bền đẹp qua thời gian, dưới bàn tay của những người thợ dệt tài hoa, chất lụa rất đặc biệt, mặc vào mùa hè mang lại cảm giác mát mẻ, thoải mái.
Đến với Nha Xá, bạn không chỉ được thưởng thức cảnh đẹp của một làng quê đậm chất đồng bằng Bắc bộ, đan xen các ngôi biệt thự cổ kiểu Pháp, mà còn có thể lựa chọn cho riêng mình những tấm lụa đẹp nhất, được dệt và nhuộm bằng phương pháp truyền thống từ bàn tay khéo léo của các nghệ nhân lâu năm giàu kinh nghiệm.
Nha Xá cũng là nơi đầu tiên dùng chất liệu đến từ thiên nhiên như Củ nâu, Cánh kiến, Lá bàng, Lá trầu không... để nhuộm lụa tơ tằm. Chính vì điều này mà các sản phẩm lụa của Nha Xá được nhiều người ưa chuộng, tin tưởng về chất lượng và an toàn khi sử dụng.
3.2. Làng kho cá Vũ Đại
Nhắc đến đặc sản Hà Nam, cá kho làng Vũ Đại là món ăn mà du khách không thể bỏ qua. Món đặc sản này còn có nhiều tên gọi khác như cá kho Đại Hoàng, cá kho Nhân Hậu hay cá kho Hà Nam... Cá kho làng Vũ Đại sử dụng nguyên liệu chính là cá trắm đen, thịt ba chỉ và được nêm nếm bởi những gia vị đồng quê. Quá trình chế biến và kho cá rất công phu cũng như mất nhiều thời gian, tuy nhiên thành phẩm có được sẽ là một nồi cá kho thơm ngon với thịt cá chắc, xương cá nhừ hoàn toàn cùng màu nâu cánh gián bắt mắt. Hương vị đặc trưng của cá kho làng Vũ Đại khiến món ăn này được các thực khách trong và ngoài nước "săn đón" mạnh mẽ.
Trên đây là những địa điểm du lịch gần với khách sạn Tiến Lộc Palace, hy vọng với những thông tin này, du khách sẽ có chuyến đi thật thú vị.