Gợi ý: Những đặc sản tại Hà Nam khiến du khách xuýt xoa khen ngon

Hà Nam, vùng đất không chỉ lưu giữ nhiều giá trị văn hóa tâm linh, mà còn đưa bạn đến những trải nghiệm ẩm thực phong phú mang đặc trưng đồng bằng bắc bộ. Hãy cùng Tiến Lộc Palace Hotel tìm hiểu về nét ẩm thực độc đáo nơi miền quê giàu truyền thống Hà Nam qua bài viết này.

1. Cá kho niêu làng Vũ Đại 

Cá kho niêu làng Vũ Đại, đặc sản nổi tiếng trứ danh. Nếu đến Hà Nam mà bạn không một lần thử cá kho niêu làng Vũ Đại thì quả là một thiếu sót. 

Cá kho làng Vũ Đại còn có cái tên khác “cá kho Đại Hoàng” mang nguồn gốc từ Xã Nhân Chính - Huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam. Tương truyền cá kho làng Vũ Đại bắt nguồn từ câu chuyện ngày xưa vào dịp Tết, người dân Vũ Đại không có tiền mua thực phẩm nhưng vẫn mong muốn dâng lên tổ tiên những món ăn ngon, mâm cao cỗ đầy. Vì vậy, chính dân làng Vũ Đại lúc bấy giờ đã nghiên cứu, sáng tạo ra món cá kho Vũ Đại, để thể hiện lòng thành kính, biết ơn với tổ tiên.

Cách làm ra món cá kho niêu rất công phu, đòi hỏi nhiều thời gian thực hiện mới có thể hoàn thành món ăn chuẩn vị. Theo như người dân trong làng mô tả lại quy trình kho cá, Để món cá kho ngon đúng điệu, cần sử dụng cá trắm đen tươi đánh bắt trong ngày, kho bằng niêu đất nung và đun bằng củi nhãn để khử mùi tanh của cá. Gia vị đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên hương vị đặc trưng cho món cá kho làng Vũ Đại. Sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu tự nhiên đa dạng như riềng, gừng, chanh, nước cốt cua, hành, hạt tiêu, ớt tươi, nước ninh xương... đã tạo nên hương vị hoàn hảo của món ăn dân dã này. Cá được kho trong thời gian dài, từ 18 đến 20 tiếng. Quá trình chế biến đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận của người đầu bếp, họ cần theo dõi điều chỉnh nhiệt độ liên tục để đảm bảo cá được kho chín đều, thấm gia vị, giữ được hương vị thơm ngon đặc trưng.

Nét đặc trưng của nồi cá kho Vũ Đại là thịt cá chín mềm, tan ngay trong miệng, thấm đẫm gia vị đậm đà. Xương cá mềm vừa phải, dễ dàng nhai được mà không gây cảm giác lợn cợn. Sự kết hợp tuyệt vời giữa vị ngọt từ thịt cá, hương thơm phức hợp của các gia vị tự nhiên như riềng, gừng, mắm tôm, nước mắm,... tạo nên một món ăn vô cùng hấp dẫn. Món cá kho Vũ Đại khi ăn kèm với cơm trắng nóng hổi sẽ càng làm tăng thêm hương vị thơm ngon, khiến cho bữa cơm gia đình thêm ngon miệng, đầm ấm. Vị ngọt thanh, đậm đà của cá hòa quyện cùng vị cay nồng của ớt, vị chua thanh của chanh, vị béo ngậy của nước mắm,... tạo nên một bản giao hưởng hương vị độc đáo, kích thích vị giác  mang đến cho thực khách trải nghiệm ẩm thực khó quên. Món cá kho Vũ Đại không chỉ là một món ăn ngon mà còn là biểu tượng của văn hóa ẩm thực Việt Nam, thể hiện sự tinh tế, tỉ mỉ trong cách chế biến của người dân nơi đây.

2.  Chuối nấu nhuyễn

Chuối nấu nhuyễn hay còn gọi là xáo chuối, món ăn xuyên suốt bao đời  của những người dân địa phương ven sông Đáy. Nguyên liệu chính để làm lên món này là từ chuối tiêu xanh, hơn nữa phải là chuối tiêu xanh chín vừa độ. Chuối được lựa chọn, đem đi ngâm muối sạch cho hết vị chát rồi mới thái mỏng. Sau đó cho mẻ, chuối vào đun với hành mỡ, nước mắm cho đến lúc chuối được nhuyễn ra  quyện với nhau.

Khi thưởng thức món chuối nấu nhuyễn, từng miếng chuối mềm mịn, hòa quyện với hương vị đậm đà của hành mỡ, nước mắm, tạo nên một trải nghiệm ẩm thực đầy hấp dẫn và đặc biệt.

3. Bánh đa Phúc Hạ

Nhắc đến đặc sản là bánh đa thì chắc chắn sẽ có nhiều địa điểm du lịch trên Việt Nam có, tuy nhiên về hương vị mỗi nơi sẽ mang một hương vị riêng, đặc biệt hương vị bánh đa ở Hà Nam luôn có một nét khác biệt khó lòng quên được. Bánh đa Phúc Hạ là nét đẹp ẩm thực của vùng quê núi Đọi, sông Châu. Là món bánh ngon có từ hơn 100 năm trước, nguồn gốc từ làng Phúc Hạ (Xã Hợp Lý - Huyện Lý Nhân - Tỉnh Hà Nam) nằm bên dòng sông Châu Giang trải dài thơ mộng. Đây là một ngôi làng nghề nổi tiếng về làm bánh đa nổi tiếng từ hơn 100 năm trước.

Để ra được một mẻ bánh ngon thì người làm bánh phải vất vả từ sáng sớm đến tận nửa khuya, có khi không kịp ăn cơm vì vội phơi bánh cho đủ nắng, loại gạo mà được người dân sử dụng để làm bánh là gạo Khang Dân phơi vừa nắng không bị sạn. 

 Để bánh ngon thì công đoạn lọc bột là quan trọng nhất. Đòi hỏi sự tỉ mỉ và kỹ thuật của người làm bánh. Lựa chọn gạo chất lượng, thực hiện quy trình lọc bột một cách cẩn thận. Bột lọc sạch sẽ, mịn màng sẽ là nền tảng quan trọng để tạo ra những chiếc bánh thơm ngon, bắt mắt.

Việc phơi bánh cũng rất cầu kỳ, phải đảm bảo phơi bánh vừa đủ khô, sau đó đem ủ vào trong chiếu cói cho sợi bánh vừa khô. Khi thưởng thức những chiếc bánh đa đặc sản từ làng Phúc Hạ - Hà Nam, người ta không chỉ cảm nhận được hương vị đặc trưng của gạo Khang Dân và sự tỉ mỉ trong từng công đoạn sản xuất mà còn được trải nghiệm một cảm giác đầy thú vị, khám phá.

Vị của những chiếc bánh đa này không chỉ đơn thuần là một hương vị mà còn là một hành trình qua thời gian, nỗ lực của người làm bánh. Khi cắn vào từng miếng bánh, bạn có thể cảm nhận được sự giòn rụm của lớp bánh. Hương thơm của gạo đã được lọc kỹ lưỡng lan tỏa trong miệng, khiến bạn không thể nào quên được.

4. Bánh cuốn Phủ Lý

Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, được biết đến xa gần với món bánh cuốn nguội độc đáo. Cũng như bánh cuốn ở nơi khác nguyên liệu chính sẽ là bột gạo tẻ, hành khô và mộc nhĩ,... Loại gạo được sử dụng để làm bánh phải là gạo tám xoan chất lượng.

 Điều đặc biệt của bánh cuốn Phủ Lý có lẽ chính là nhân, trái ngược hoàn toàn với phong cách truyền thống của bánh cuốn. Thay vì có nhân thịt, tráng nóng, bánh cuốn ở đây lại không có nhân hoặc nhân mộc nhĩ, mỗi miếng bánh được rắc phủ một lớp hành khô thơm phức và chả thịt nướng tươi ngon. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được hòa quyện hương vị độc đáo của hành khô cùng chả, kết hợp với vị chua ngọt của nước chấm nóng, tạo nên một trải nghiệm ẩm thực đặc biệt không thể quên. 

5. Mắm cáy Bình Lục 

Mắm cáy Bình Lục mang hương vị đậm đà của quê hương Hà Nam, gắn liền với ký ức tuổi thơ của chúng ta với câu vè “Ăn thịt bò thì lo ngay ngáy, ăn mắm cáy thì lại ngáy o o”. 

Ở vùng quê Hà Nam loài cáy được sinh sống nhiều ở các vùng nước lợ như Bình Lục, Kim Bảng, Thanh Liêm,... Nhưng nghề làm mắm lại phát triển nhất mạnh nhất vẫn ở Bình Lục. 

Cách để làm ra món mắm cáy tuy đơn giản nhưng để tạo ra được hương vị mắm cáy thơm ngon, đậm đà thì cũng rất công phu. Cáy sau khi được bắt từ ngoài đồng về sẽ được đem đi rửa sạch đem giã nhuyễn vào cối đá, trong khi giã sẽ nêm muối tinh sao cho vừa đủ mặn. Sau khi đã giã nhuyễn cho tất cả vào hũ sành cùng gừng hoặc giềng đập giập. Dùng vải màn bịt chặt miệng hũ rồi đem ra phơi nắng 1 ngày rồi đem chôn xuống đất, để càng lâu thì mắm cáy sẽ càng có vị thơm ngon hấp dẫn.

Khi thưởng thức mắm cáy, hãy chấm cùng thịt luộc tươi ngon, rau sống tươi mát hoặc sử dụng trong các món xào nấu để tận hưởng hương vị đặc trưng và đậm đà của nó.

 

Đến với Hà Nam, du khách sẽ được thưởng thức vô vàn các món ăn đặc sản thơm ngon cùng chiêm ngưỡng cảnh sắc tuyệt đẹp của vùng quê yên bình. Nếu đến Hà Nam bạn cần một địa điểm để nghỉ chân lại tiện cho việc thăm quan các điểm du lịch có đầy đủ tiện ích thì Tiến Lộc Palace Hotel là lựa chọn tuyệt vời cho bạn.

Với 5 món ăn đặc sản Tiến Lộc Palace Hotel đã chia sẻ ở trên, hy vọng bài viết sẽ giúp bạn sẽ có thêm kinh nghiệm khám phá ẩm thực nơi vùng quê Hà Nam cho chuyến đi sắp tới. Chúc bạn sẽ có một chuyến đi vui vẻ và có những trải nghiệm thú vị nhất.